Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa xe nâng
Hệ thống đánh lửa thường được thấy ở những chiếc xe nâng chạy bằng động cơ dầu, xăng và ga còn ở những chiếc xe nâng tay, xe nâng điện lại có hệ thống vận hành khác. Chính vì vậy, sử dụng những chiếc xe nâng có hệ thống đánh lửa chúng ta cần cẩn trọng hơn nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Vậy hệ thống đánh lửa là gì? Chúng hoạt động như thế nào?
Hệ thống đánh lửa trên các chiếc xe nâng cần phải được phối hợp ăn ý với các hệ thống khác trên xe nâng. Hệ thống đánh lửa chính xác ở 1 thời điểm nào đó sẽ giúp cho việc đốt cháy các hỗn hợp khí dãn nở và giúp xe phát huy được hết công suất. Tuy nhiên nếu như chúng đánh lửa sai thời điểm thì chúng lại có tác dụng ngược lại, làm tiêu hao nhiên liệu cũng như tăng khí độc được thải ra môi trường.
Khi mua bán xe nâng, người vận hành kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống đánh lửa của xe nâng và các bộ phận khác nhằm đảm bảo chiếc xe chất lượng cũng như không xảy ra hỏng hóc trong quá trình vận hành. Bởi sửa chữa xe nâng sẽ mang tới nhiều tốn kém không cần thiết và khiến cho gián đoạn quá trình hoạt động của xưởng.
Để tăng công suất hoạt động của xe nâng, chúng ta cần phải tăng áp suất trong các xi lanh trong giai đoạn đốt chát nhiên liệu. Áp suất mà càng lớn sẽ giúp cho hiệu suất của động cơ càng cao. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào thời điểm đánh lửa.
Thành phần tham gia vào hệ thống đánh lửa bao gồm:
- Bugi: Đó chính là công cụ để nguồn điện phát ra những tia sét. Tia điện càng lớn, tia lửa càng mạnh thì việc đánh điện càng chất lượng, điện áp giữa 2 cực lên tới khoảng 40.000-100.000 vôn
- Bôtin: Bộ phận này sinh ra cao áp có tác dụng tạo tia lửa.
- Bộ chia điện: Chia nguồn điện từ các tăng điện chuyển về tới các xi lanh và với phần dưới thì chúng được sử dụng để ngắt dòng điện của boobin.
Hệ thống đánh lửa trong xe nâng hàng vô cùng quan trọng do vậy người mua cần cẩn trọng trong quá trình kiểm tra xe nâng cũng như trong quá trình vận hành nhé.